Công ty TNHH thiết bị an ninh và ứng dụng công nghệ

Khuyến cáo về các biện pháp đảm bảo an toàn Phòng cháy và chữa cháy rừng

Thứ Năm, 29/02/2024
Admin

  Để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khuyến cáo các chủ rừng và người dân cần thực hiện những biện pháp sau đây:

 1. Chủ động nắm bắt, cập nhật thông tin về thời tiết, khí hậu, thực hiện tốt công tác dự báo tình hình, cấp dự báo cháy rừng, vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao đặc biệt là vào đợt cao điểm mùa hanh khô để kịp thời thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; chủ động lập các biển cảnh báo nguy cơ cháy rừng; chủ rừng, cơ sở, người dân sinh sống, hoạt động ven rừng, trong rừng phải nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; quản lý chặt chẽ trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt; thường xuyên nghiên cứu, tham gia tập huấn kiến thức, kỹ năng chữa cháy rừng.

 Ảnh vụ cháy rừng tại địa phận xã Thủy Bằng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế

2. Chủ rừng phải tổ chức thường trực phòng cháy chữa cháy, tăng cường công tác tự kiểm tra, tuần tra kiểm soát tại các khu vực rừng có nguy cơ cháy cao nhằm phát hiện sớm các điểm cháy rừng và triển khai xử lý có hiệu quả an toàn; thường xuyên dọn dẹp, làm giảm các thảm thực bì, các vật liệu cháy, đảm bảo khoảng cách an toàn tại các khu vực rừng có các đường dây truyền tải điện đi qua; trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rừng phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng như: Dao phát tạo đường băng cản lửa, vỉ dập lửa, cuốc, xẻng, máy bơm chữa cháy, máy thổi gió, nguồn nước phục vụ chữa cháy...

3. Chủ rừng phải bảo đảm các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định, như: có phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, tạo đường băng cản lửa, kênh, mương ngăn lửa; nguồn cấp nước chữa cháy; chòi quan sát phát hiện cháy rừng; tháp quan trắc lửa rừng; hệ thống biển cấm, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy rừng; hệ thống dự báo, cảnh báo cháy rừng và các công trình khác phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy rừng.

4. Khi đốt nương, làm rẫy, dọn dẹp thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng, người dọn dẹp phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng; tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều; trước khi đốt phải thông báo với chính quyền địa phương; trong khi đốt phải chia các vật liệu cháy thành từng nhóm nhỏ và xử lý lần lượt, quá trình đốt phải bố trí đầy đủ người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa.

5. Khi phát hiện cháy rừng phải báo cháy ngay cho người dân xung quanh, Chủ rừng, lực lượng kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và chính quyền địa phương nơi gần nhất biết và nhanh chóng thực hiện các biện pháp chữa cháy, ngăn chặn cháy lan./.

Ngọc Tân, Phòng 3/C07

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Huy động 300 người xuyên đêm dập đám cháy rừng ở Hà Tĩnh

Thứ Năm, 22/08/2024
Admin

Huy động 300 người xuyên đêm dập đám cháy rừng ở Hà Tĩnh   Đám cháy rừng xảy ra giữa đêm tại xã Kỳ Ninh (thị xã...

Cháy lớn một nhà kho tại Lâm Đồng, cột khói cao hàng trăm mét

Thứ Năm, 22/08/2024
Admin

Cháy lớn một nhà kho tại Lâm Đồng, cột khói cao hàng trăm mét   Một căn nhà kho chứa nhiều vật dụng dễ cháy tại thị...

Hơn 500 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế về kỹ thuật và phương tiện PCCC - CNCH năm 2024

Thứ Năm, 22/08/2024
Admin

Hơn 500 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế về kỹ thuật và phương tiện PCCC - CNCH năm 2024  Sáng ngày 14/8, “Triển lãm...

Hà Nội: Khống chế thành công 2 vụ cháy trong ngày Rằm tháng 7

Thứ Năm, 22/08/2024
Admin

Hà Nội: Khống chế thành công 2 vụ cháy trong ngày Rằm tháng 7 Trong ngày 18-8 (tức Rằm tháng 7 âm lịch), trên địa bàn...

Thông cáo báo chí về tình hình cháy 6 tháng đầu năm 2024

Thứ Hai, 12/08/2024
Admin

 Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc xảy ra 2.222 vụ cháy, làm chết 57 người, bị thương 45 người, thiệt hại về tài...

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi